• sontuongnha@gmail.com
  • 024.8586.6699

Tư vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng

024.85866699 / 024.8586 3355 - 0911115500

Ảnh hưởng của sơn kém chất lượng đến sức khoẻ và cách phòng tránh


Nguy cơ nhiễm độc từ sơn gia công thủ công, không có phòng thí nghiệm và chứng chỉ chất lượng xanh thân thiện môi trường – Hãy cẩn thận với sơn nhà kém chất lượng!

Sơn nhà là giải pháp làm đẹp hàng đầu cho những ngôi nhà mới. Thế nhưng không phải ai cũng biết những nguy hại từ sơn nhà kém chất lượng (hay còn gọi là sơn cỏ) đe dọa đến sức khỏe con người. Có phải ngửi mùi sơn cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư? Tại sao sơn nhà giả lại ảnh hưởng đên sức khỏe con người?

Coi chừng nhiễm độc chì, thủy ngân từ sơn nhà giả!

Trong thành phần sơn nhà gồm có bột màu, dung môi, chất tạo màng và phụ gia. Trong dung môi và phụ gia sau khi sử dụng sẽ tiếp xúc với oxi tạo ra phản ửng thải ra chất hữu cơ dễ bay hơi là VOCs. VOCs là một hợp chất hữu cơ gây hại cho cơ thể người. Khi hít phải có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như khó thở, viêm mũi dị ứng ở nhiều người. Nếu ai đang mắc bệnh ho hen tiếp xúc với khí này sẽ làm bệnh tình nặng hơn. Hợp chất này được phép sử dụng trong công nghiệp với nồng độ rất nhỏ. Trong sơn nhà, mức độ cho phép của hợp chất này chỉ là 0.3% ( Nồng đồ trong sơn Dulux, Jotun, Nippon, 4 Oranges là từ 0.01 – 0.1% – tùy từng khối lượng). Vì vậy, sơn có nồng độ VOCs càng thấp thì sơn càng an toàn.

Ngoài ra, chì và thủy ngân cũng là chất có trong sơn nhà giả, sơn kém chất lượng, đây là 2 kim loại nặng nằm trong danh sách các chất độc cực mạnh và nguy hiểm. Trong sơn nhà xuất hiện chì và thủy ngân có tác dụng tạo độ mịn và tăng độ bám dính cho hợp chất. Càng nhiều hợp chất này thì chất sơn nhà càng mịn và lâu phai. Nghiên cứu cho thấy ở những gam màu càng nóng thì lượng chì trong đó càng cao, cao nhất là 2 màu đỏ và vàng. Nồng độ chì và thủy ngân ở mức cho phép trong chất sơn là nhỏ hơn 600ppm.

144728baoxaydung_image001_1

Người thường xuyên tiếp xúc với sơn kém chất lượng như thợ sơn sẽ tăng thêm 20% khả năng mắc các bệnh về hô hấp và phổi do hít phải khí VOCS.

Chính vì vậy, những hãng sơn lớn và uy tín trên thị trường thường rất nghiêm ngặt trong khâu kiểm tra độ an toàn của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Khác với thành phần và quy trình sản xuất luôn được bảo đảm thì sơn nhà kém chất lượng ( sơn cỏ) lại được pha chế một cách thủ công bằng cách trộn các hóa chất cùng với nhau, không có phòng thí nghiệm và được đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại. Không ai dám chắc trong sơn kém chất lượng có thành phần như thế nào và không một ai có thể khẳng định sơn nhà chất lượng thất là an toàn. Có lẽ vì vậy mà giá thành của sơn gia công lại rẻ hơn rất nhiều so với sơn của các hãng thương hiệu nổi tiếng có đầy đủ chứng nhận quốc tế về an toàn cho sức khoẻ và thân thiện môi trường.

Sơn nhà kém chất lượng, sơn gia công lạc hậu đe dọa sức khỏe con người như thế nào?

Theo tổ chức Y tế thế giới, người thường xuyên tiếp xúc với sơn nhà giả như thợ sơn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp hơn 20% so với người bình thường. Việc Nam giới tiếp xúc với sơn nhà đủ lâu cũng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về sinh sản, nặng là vô sinh.

Chính vì dung môi của sơn được tạo thành từ các hợp chất của benzen có khả năng húp thụ mất khí oxi và tạo ra chất dễ bay hơi là VOCs. Vì vậy, theo tiến sĩ Keith Prowse – Quỹ Phổi Anh,  nếu một người ở trong căn phòng mới được sơn mà không có hệ thống thông khí có thể xảy ra tình trạng mất trí nhớ tạm thời do thiếu oxi, rất nguy hiểm.

khu-mui-son-cong-nghiep-1

Chì và thủy ngân là 2 kim loại làm tăng độ mịn và chống phai màu ở sơn. 2 kim loại này đều nằm trong danh sách các chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về sinh sản.

Còn chì và thủy ngân là 2 kim loại nặng rất khó phân hủy, sẽ tồn tại trong ngôi nhà của bạn cho đến khi lớp sơn bong tróc. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm chì và thủy ngân sẽ theo gia đình bạn suốt thời gian đó. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, suy nhược…Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường hô hấp và da. Thủy ngân sẽ gây nên cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân là suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, vàng da, mờ mắt và các bệnh về thận. Cả chì và thủy ngân đều ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam và nữ, đặc biệt hại đối với thai nhi và trẻ em.

Sẽ ra sao nếu như phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ bị ngộ độc sơn nhà?

Chị T ( Hà Đông, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đang mang thai 8 tháng. Theo lời chị T, trong thời gian nghỉ sinh, gia đình chị có nhờ người sơn cho ngôi nhà mới của mình để đón thành viên mới. Do không hiểu biết nên chị lên mạng tìm đặt một đội thợ sơn nhà trọn gói. Toàn bộ sơn nhà do họ cung cấp đều không có nhãn mác và thông tin. Nhưng do tin tưởng nên chị để họ tiếp tục làm việc. Sơn nhà xong được một ngày chị mới về nhà ngủ.

“ Khi bước vào phòng cảm giác ngột ngạt và mùi hóa học sộc thẳng vào mũi, chị chủ quan chỉ bật quạt thổi khí và an tâm ngủ trong phòng đó. Đến đêm, cảm giác khó thở ngày một rõ rệt kèm theo cảm giác buồn nôn và đau đầu buốt từng cơn. Nghĩ chẳng lành nên chị cùng gia đình vào viện kiểm tra ngay, cũng may chỉ là phản ứng phòng vệ của cơ thể”. Chị T cho rằng nguyên nhân có lẽ từ sơn nhà kém chất lượng mà chị đã không cẩn thận lựa chọn. Đúng là tiền mất tật mang!

Được biết, nếu phụ nữ đang mang thai nhiễm độc chì và thủy ngân có khả năng di truyền di tật rất cao. Mức độ nguy hiểm của di truyền dị tật do nhiễm độc chì ngang với nhiễm chất độc màu da cam.

111

Nếu phụ nữ đang mang thai nhiễm độc chì và thủy ngân có khả năng di truyền di tật rất cao. Mức độ nguy hiểm của di truyền dị tật do nhiễm độc chì ngang với nhiễm chất độc màu da cam.

Còn chị D ( Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi sơn sửa lại ngôi nhà 3 tầng đón tết thì thường xuyên có biểu hiện đau đầu và đau mắt, hay cáu gắt. Trong khí đó, con gái chị – bé Thùy Trang 2 tuổi lại liên tục mắc các bệnh về đường hô hấp. Sau khi thăm khám, mẹ con chị được chuẩn đoán nhiễm chì mức độ nhẹ. Được biết, khi nhà chị sơn sửa lại nhà đã chủ quan giao hết cho thợ sơn nhà. “Để tiết kiệm, chị chọn loại sơn không nhãn mác vì nghĩ sơn nhà thì sơn nào cũng giống nhau. Khi sơn nhà các đồ vật trong nhà cũng không được che phủ kỹ do bận việc không thể sát sao với đội thợ sơn nhà. Không ngờ nguy cơ nhiễm độc từ sơn nhà giả lại nghiêm trọng đến vậy” – Chị D chia sẻ

Cần làm gì để bảo vế sức khỏe khi tiếp xúc với sơn nhà giả, sơn cỏ?

Việc chủ động bảo vệ cho sức khỏe bản thân và gia đình là rất cần thiết khi sơn nhà, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Bởi ngoài nguy cơ nhiễm đôc còn có nguy cơ nhiễm khuẩn từ những lớp sơn tường không đảm bảo chất lượng như rêu mốc, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp và cách chữa ngộ độc sơn nhà mà các chuyên gia của Sontuong.vn dành cho bạn:

 def7a1297f699637cf78

Hãy chắc chắn rằng đội thợ sơn nhà của bạn thật sự uy tín. Hãy kiểm tra sơn do học cung cấp và sát sao khi họ làm việc để có thể an tâm cho sau này.

* Biện pháp ngăn chặn nguy cơ nhiễm độc từ sơn nhà

– Không sử dụng các loại sơn không nhãn mác, không tên tuổi và chọn đại lý mua sơn uy tín để tránh các chiêu làm giả sơn nhà và sơn kém chất lượng tinh vi che mắt người tiêu dùng.

– Chỉ chọn sơn nhà chính hãng có tên tuổi lâu đời (Hãy kiểm tra thành phần sơn xem nồng độ có ở mức cho phép hay không);

– Khi sơn nhà cần yêu cầu đội thợ sơn nhà che phủ đồ đạc;

– Tìm một đội thợ sơn nhà hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ sơn nhà có tâm, uy tín, chất lượng;

– Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn;

– Thường xuyên rửa tay, bất cứ khi nào sơn dính tay cũng phải rửa lại bằng xà phòng;

– Trong khi sơn nhà cần mở hết tất cả cửa để sơn mau khô và thông khí. Sau khi sơn nhà xong  cần ít nhất 48 tiếng mới có thể ở;

– Đối với thợ sơn, người lao động tiếp xúc trực tiếp với sơn cần tuân thủ chế độ bảo hộ lao động phù hợp với nghề nghiệp của mình

Tác-hại-của-việc-ngửi-quá-nhiều-mùi-sơn-tường

Cần trông chừng trẻ nhỏ không để tiếp xúc cũng như hít phải mùi sơn trong khi sơn nhà. 

*Cách chữa ngộ độc sơn kém chất lượng

– Nếu sơn dính vào mắt hãy rửa sạch bằng nước sạch rồi tra thuốc nhỏ mắt. Nếu nặng phải đến cơ sở y tế

– Nếu trẻ nhỏ vô tình nuốt sơn cần cho uống ít nước hay sữa. Theo dõi có đau bụng, buồn nôn, nôn ói hay không, đến ngay bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Tóm lại, cần lưu ý đến tác hại của sơn nhà để giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn lựa các loại sơn có nguồn gốc, tuân thủ các biện pháp phòng hộ khi sử dụng sơn, lưu ý đến các biện pháp phòng chống ngộ độc sơn là hết sức cần thiết.

Hiện nay có không ít người vẫn không coi trọng tuân thủ bảo hộ lao động trong việc sơn phết thi công công trình. Việc hầu như ai cũng biết được vì các loại sơn công nghiệp đều sử dụng hóa chất, dung môi dễ bay hơi, do đó khi tiếp xúc các loại sơn này chúng ta rất dễ bị nhiễm độc qua đường hô hấp, hấp thụ qua da, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe.

sơn công nghiệp có độc hại không 1

1. Sơn công nghiệp có độc hại không?

Do tất cả các loại sơn công nghiệp, sơn PU, sơn gỗ đều có sử dụng hóa chất, dung môi cùng các hợp chất dễ bay hơi nên khi tiếp xúc nhiều, hóa chất sẽ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến các cơ quan:

Đối với hệ thần kinh: tiếp xúc lâu dài với sơn công nghiệp có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây nên các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, dễ cáu, mệt mỏi, buồn nôn. Tiếp xúc mãn tính nếu không có biện pháp phòng hộ sẽ gây tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ, lãnh cảm, mất cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.

Đối với da: Các loại hóa chất và dung môi trong sơn công nghiệp nếu tiếp xúc lâu dài có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da, gây hiện tượng khô, nứt nẻ, viêm da. Một số loại hóa chất trong sơn còn có thể gây kích thích bỏng da, dị ứng da, hoặc tiếp xúc dài không có bảo hộ có khả năng thẩm thấu vào máu.

sơn công nghiệp có độc hại không 2

Đối với mắt, đường hô hấp: Các loại hóa chất và dung môi có khả năng kích thích làm tổn thương niêm mạc nhạy cảm của mắt, mũi, họng. Nếu hít sâu một lương sơn, hóa chất và dung môi trong sơn có thể gây tổn thương phổi tùy theo nồng độ hít phải. Các triệu chứng thường thấy khi hít phải sơn như: đau mắt, mắt đỏ, chảy nước mũi, chảy máu mũi, đau rát họng. Tiếp xúc ở nồng độ cao sẽ gây hậu nghiêm trọng hơn như: rối loạn viêm phổi do hóa chất, thậm chí tử vong.

sơn công nghiệp có độc hại không 3

Đối với các cơ quan nội tạng: Tùy loại hóa chức và mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác nhau. Tuy nhiên 2 cơ quan là gan và thận sẽ trực tiếp bị tổn thương do đây là các cơ quan có chức năng khử và loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Một số loại hóa chất và dung môi có thể làm thay đổi nhịp tim, gây đau tim hoặc ngưng tim đột ngột khi tiếp xúc nồng độ cao.

sơn công nghiệp có độc hại không 4

Đối với thai phụ và trẻ sơ sinh: Có những nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với hóa chất và dung môi trong sơn dù liều rất thấp cũng có tỷ lệ sảy thai và con sinh ra bị khuyết tật cao hơn những người khác.

Tác hại cháy nổ: Một số loại sơn công nghiệp có chứa chất dễ cháy nổ. Có 2 thuộc tính liên quan đến khả năng cháy nổ là tốc độ bay hơi và điểm bốc cháy. Tốc độ bay hơi càng cao và điểm bốc cháy càng thấp thì càng dễ cháy nổ.

2. Các giải pháp hạn chế độc hại khi phun sơn công nghiệp

Vậy để giảm thiểu những tác hại đối với sức khỏe người lao động và người tiếp xúc với sơn công nghiệp, Sơn Nippon đã có một vài giải pháp khuyến nghị sau:

2.1 Đối với người trực tiếp sử dụng sơn công nghiệp để thi công

  • Sử dụng đồ bảo hộ chất lượng

sơn công nghiệp có độc hại không 5

  • Sử dụng phòng phun sơn chuyên dụng.
  • Vệ sinh máy phun sơn sau khi sử dụng.

sơn công nghiệp có độc hại không 6

  • Bảo trì máy móc phun sơn thường xuyên.
  • Lựa chọn hãng sơn công nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng.

2.2. Đối với người chỉ tiếp xúc trong môi trường có sơn công nghiệp.

  • Sử dụng đồ bảo hộ nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có thi công bằng sơn công nghiệp.
  • Sử dụng khẩu trang, mắt kính nếu đi qua những nơi có bụi sơn.

2.2 Đối với người sử dụng lao động

  • Tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động, quản lý chất độc hại.
  • Có kế hoạch ứng cứu trong tình huống khẩn cấp.
  • Có chỉ dẫn phòng chống độc hại rõ ràng cho người lao động.

Nguồn: Internet

nut-zalo